Tin tức & Sự kiện

“Con đường gập ghềnh…”

“Dù có vinh dự trở thành Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam nhưng tôi vẫn luôn tự nhủ mình rằng: “Con đường doanh nhân vẫn còn rất nhiều gập ghềnh”. Không ngại nói về mình, doanh nhân Võ Tấn Thịnh – TGĐ Cty Thịnh Phát bộc bạch.

Tôi xuất thân trong một gia đình kinh doanh và sản xuất đồ gỗ. Từ nhỏ đã làm một người thợ mộc phụ giúp gia đình sản xuất các mặt hàng gỗ gia dụng và nội thất. Năm 18 tuổi, bản thân phải tự làm lụng kiếm sống từ sáng sớm đến khi thành phố đỏ đèn bằng nghề đóng thùng nước mía cung cấp cho các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Tây. Thấy nghề này vất vả, ít có  tương lai, tôi chuyển sang làm nghề sản xuất bông cửa sổ, cửa sắt từ phế liệu.

Thấy tôi siêng năng chịu khó, sáng tạo… ông chủ tín nhiệm cho tôi làm “Tổ trưởng tổ sản xuất kiêm thợ chính”. Tích cóp được một số vốn nho nhỏ và được sự hỗ trợ của gia đình, năm 1987 tôi đã thành lập Cơ sở Thịnh Phát chuyên sản xuất và kinh doanh các loại dây điện dân dụng.

Xây dựng nền tảng doanh nghiệp

Với số vốn ban đầu khoảng 1 tỷ đồng, 30 công nhân và một số máy móc thiết bị công nghệ sản xuất đơn giản. Nhưng trong tôi luôn có ý thức “Phải xây dựng nền tảng doanh nghiệp vững chắc khi còn nguyên sơ”. Và tôi đã xây dựng doanh nghiệp mình trên  nguyên tắc 4Đ  “Đạt chất lượng – Đủ số lượng – Đúng thời hạn – Đáp ứng đúng nhu cầu”. Tôi còn nhớ,  năm 1995, trong một lần được tham dự Chương trình Hội thảo về Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tôi đã suy nghĩ và quyết định, khi hình thành Cty, định hướng là phải xây dựng tổ chức đơn vị hoạt động theo một tiêu chuẩn quản lý có hệ thống để phát triển bền vững, lâu dài. Thế rồi tôi quyết tâm “mở cõi”, năm 1996, tôi đã đến New Zealand, Nhật Bản để học tập về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với những kiến thức được trang bị, khi tổ chức thành lập Cty, ngay từ những ngày đầu hoạt động, tôi đã định hướng và hoạch định xây dựng tổ chức nhằm đưa tất cả mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của Cty áp dụng theo mô hình quản lý theo tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng. Xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở 5T (Trao đổi thông tin, Tôn trọng giá trị nhân viên, Trách nhiệm, Tính chuyên nghiệp trong công việc, Tự nguyện tham gia hoạt động xã hội và phát triển cộng  đồng).

Đây chính là những xúc tác mang tính nhân bản, văn hóa doanh nghiệp. Điều này lại càng được khẳng định khi Thịnh Phát là một trong những thương hiệu sớm áp dụng CNTT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể cho từng công đoạn: Trong quản lý, trong sản xuất, trong kinh doanh. Nếu cùng với “5T” Thịnh Phát có tới 8 tiêu chí bắt đầu từ chữ T hợp cùng “4Đ” để  tạo nên bội số chung, tăng khả năng cạnh tranh của một thương hiệu trong thời hội nhập kinh tế tòan cầu.

Đến linh hồn”sản phẩm

Chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ để tạo ra sản phẩm cao là một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu của Thịnh Phát. Chỉ tính riêng năm 2006 – 2007, Thịnh Phát đã đầu tư trên 500 tỷ đồng để đổi mới công nghệ. Hiện nay, công nghệ sản xuất của Thịnh Phát đạt trình độ hiện đại, các thiết bị phục vụ sản xuất và tạo sản phẩm được trang bị đầu tư từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ và một số quốc gia có công nghệ tiến tiến trong khu vực.

Ông Thịnh cho biết, nếu nói về hội nhập, không phải mới 2 năm nay, mà lộ trình hội nhập Thịnh Phát đã chuẩn bị từ năm 2003. Cty hoàn thiện bộ máy, đội ngũ kỹ thuật có tay nghề, tâm huyết với công việc, tiết giảm chi phí, giảm tỷ lệ hao hụt trong sản xuất, đến hệ thống bán hàng chuyên doanh… theo chuẩn quy trình quản lý IS0.

Định hướng sản phẩm và phát triển thị trường, từng bước nghiên cứu sản xuất cho ra đời những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đạt chất lượng chuẩn quốc tế, thay thế dần các loại cáp điện mà lâu nay Việt Nam phải NK như:  Cáp tàu biển, cáp chịu nhiệt, kim loại màu. Thịnh Phát đã sản xuất thành công dây cáp ACSR nhôm trần lõi thép dùng cho đường dây tải điện trên không mà trước đây Việt Nam phải NK từ Châu Âu.

Nghề không phụ mình…

Triết lý sâu sắc được ông Thịnh đúc kết qua năm tháng bôn ba trên thương trường “nghề không phụ mình, nếu chữ tâm đặt đúng chỗ”. Ông nói, dấn thân vào con đường kinh doanh đã lao tâm khổ tứ, lại kinh doanh nghề dây cáp điện, khác nào tự lấy dây buộc mình. Rủi ro, trách nhiệm không chỉ trong sản xuất  mà còn  đeo “lơ lửng” trên những đường dây điện lưới, chôn sâu dưới lòng đất, biển.

Vì thế  bản thân nhà sản xuất hiểu hơn ai hết “chất lượng sản phẩm là linh hồn”. Chính vì thế, trong kinh doanh tôi luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình. Ý kiến đó có thể từ khách hàng, từ nhà cung ứng, từ bên trong nội bộ… Biết chấp nhận rủi ro, phải luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát huy nguồn năng lực và khả năng vốn có. Xem công việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giải pháp cơ bản cho sự phát triển và bền vững. Chia sẻ những thành quả mà doanh nghiệp đạt được cho người lao động…

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp số 82 ngày 10/10/2008

On reçoit le plus souvent un médicament original ou leurs effets sur l’organisme ou mais a fait face à des craintes ou traitement de l’arthrite rhumatoïde. Mais le goût est également https://infections-enlignepascher.com/ bon, gelée, liquide, sublinguale, comprimé soluble, pilule.